tháng 9 2022

Chế độ bao cấp XHCN ở Ba Lan đã bị thể chế dân chủ thủ tiêu sau cuộc cách mạng năm 1989. Nhưng sau khi chuyển nền kinh tế sang  vận hành theo qui chế thị trường, gia nhập Liên minh châu Âu, kinh tế Ba Lan đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP trong tốp đầu EU suốt 25 năm qua. GDP đầu người của Ba Lan đã tăng từ 2300 USD lên 17500 USD (PPP là 37500 USD) trong vòng 30 năm. 

Bây giờ khá giả rồi, Ba Lan lại "quay về" chế độ bao cấp nhằm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân. Một số ví dụ:

- Học sinh từ lúc cắp sách tới trường đến khi tốt nghiệp Trung học phổ thông không phải đóng bất kì khoản tiền nào, trừ tiền đi du lich dã ngoại để học ngoại khóa. 

- Học sinh cấp 1, cấp 2 ở các thành phố lớn đi phương tiện công cộng (tàu điện, xe buýt, metro...) không phải trả tiền.

- Trẻ con ra đời được nhà nước cấp cho khoản tiền 1500 zl/tháng trong năm đầu tiên.

- Gia đình có trẻ con được nhà nước cấp cho từ đứa thứ 2 mỗi tháng 500 zl/tháng đến 18 tuổi.

- Người già trên 70 tuổi ở các thành phố lớn đi phương tiện công cộng (tàu điện, xe buýt, metro...) không phải trả tiền.

- Người già trên 70 tuổi được chữa bệnh và điều trị bệnh miễn phí.

- ...

Thế mới thấy phúc lợi xã hội "bao cấp" cho người dân đâu phải là độc quyền của "Thiên đường" XHCN. Trên nền tảng kinh tế phát triển, "chế độ bao cấp" TBCN về thực chất tốt hơn rất nhiều so với các xứ cứ tự nhận là XHCN ưu việt.

P/S: Xem các bảng đóng tiền trước năm học mới ở các tỉnh, thành nước ta mà thương học sinh, phụ huynh xứ mình quá. Cũng như xem nhiều người già nước ta không có tiền chữa bệnh, về nhà nằm chờ chết mà xót xa quá. 

Việt Nam đang đi ngược đường "lí tưởng cách mạng XHCN" mà dân chúng nước ta trước đây (trong đó có phụ huynh AQ và cả AQ nữa) một lòng hăng hái đi theo.

- Trần Quốc Quân -


Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.